0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Sơn Thương Hiệu

Sơn Nước Gốc Dầu Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Nó?

Trước khi trả lời câu hỏi "Sơn nước gốc dầu là gì? Ưu và nhược điểm của nó?" bạn nên tìm hiểu về cấu tạo và thành phần của nó. Sơn nước gốc dầu có cấu tạo bao gồm: chất tạo màng, bột màu, bột độn, dung môi và chất phụ gia. Để phân biệt giữa sơn nước gốc nước và sơn nước gốc dầu bạn phải dựa vào yếu tố dung môi trong các thành phần của nó. Sự khác biệt giữa sơn nước gốc nướcsơn nước gốc dầu mình xin giới thiệu bên dưới.

Trong quá trình thi công sơn nhà thường sử dụng thêm các dung môi nước hoặc dầu hỏa để pha loãng sơn theo mục đích sử dụng. Sơn nước gốc dầu trước đây rất được ưa chuộng bởi nhu cầu của khách hàng là muốn sơn nhà có khả năng thấm nước. Nhưng khi công nghệ ngày càng phát triển thì sơn nước gốc dầu đã không còn thịnh hành nữa thay vào đó chủ yếu là sơn nước gốc nước.

Các bảng giá sơn nước gốc nước chính hãng

Ưu Và Nhược Điểm Của Sơn Nước Gốc Dầu

1. Ưu điểm của sơn gốc dầu:

+ Màng sơn cứng, ít trầy xước, dễ lau chùi, chống bám bẩn, bảo vệ tốt cho công trình.

+ Bằng việc sử dụng dầu hỏa làm dùng môi, dòng sơn nước gốc dầu có khả năng kháng nước rất cao, chống thấm nước, bảo vệ công trình khỏi các hiện tượng ẩm, mốc thường phát sinh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam.

+ Có khả năng bám dính tuyệt vời trên bề mặt bả mastic (đặc biệt khi kết hợp sử dụng cùng dòng sơn lót gốc dầu) đồng thời có khả năng thấm hút mạnh đối với lớp phấn trên bề mặt thi công. Do đó, ngày nay dòng sơn nước gốc dầu thường được sử dụng để xử lý cho các công trình có hiện tượng bị phấn hóa.

+ Ngoài ra, sơn nước gốc dầu thường dễ thi công hơn so với các hệ sơn dung môi khác. Điển hình như dòng sơn gốc nước, để có thể có được một màng sơn bền vững, màu sắc đồng đều tươi mới thì thợ thi công cần phải đảm bảo rất nhiều yếu tố như: độ ẩm, thời gian thi công, thời gian khô bề mặt, hệ thống sơn nước sử dụng: bột trét tường, sơn lót, sơn phủ đồng thời phải thật chuyên nghiệp, cẩn thận trong quá trình thi công: trét tường, xả nhám, lăn sơn, dặm vá,….

2. Nhược điểm của dòng sơn gốc dầu:

+ Tuy rằng sơn nước gốc dầu dễ thi công hơn so với các dòng sơn hệ dung môi khác nhưng môi trường thi công lại thường ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của thợ sơn: trong điều kiện nhiệt độ cao, kín gió, việc sử dụng dung môi bằng dầu hỏa thường sinh ra mùi hôi đặc trưng, gây cảm giác khó chịu, khó thở,… đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro về cháy nổ. Bản thân sơn nước gốc dầu thường có nhiều độc tố và phát tán mùi nhiều hơn so với dòng sơn gốc nước. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong quá trình lựa chọn của người tiêu dùng.

+ Dụng cụ thi công như cọ, rolo thường có hiện tượng xơ cứng khi nhúng vào sơn nước gốc dầu. Do đó gia chủ thường phải bỏ ra chi phí nhiều hơn giành cho vật liệu xây dựng: dung môi, cọ, rolo,…

+ Khả năng kháng kiềm của sơn nước gốc dầu kém hơn rất nhiều so với sơn gốc nước. Nếu thực hiện thi công trong điều kiện bề mặt tường hoặc điều kiện khí hậu có nồng độ pH cao thì màng sơn thường sẽ rất nhanh chóng bị phá hủy.

+ Màng sơn sau khi thi công sẽ rất cứng, khó bị trầy xước, bảo vệ tốt cho công trình. Tuy nhiên thời gian để màng sơn đạt tới trạng thái có tính cơ lý cao nhất là không ngắn ví dụ như sơn dầu thường sẽ khô sau 24h nhưng nếu bấm vào bề mặt vẫn thấy mềm và dễ bị bong tróc. Nhưng sau khoảng thời gian 7 ngày thì màng sơn sẽ trở nên rất cứng và bám chắc bề mặt.

Sự Khác Biệt Giữa Sơn Nước Gốc Dầu Và Sơn Nước Gốc Nước?

Sơn gốc dầu và sơn gốc nước có sự khác nhau cơ bản về thành phần, kết cấu cũng như ứng dụng. Để người dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn, sẽ nêu ra một số đặc điểm của từng dòng sơn.

1. Sơn gốc dầu: dùng dầu làm dung môi pha sơn

Chất liên kết trong sơn dầu có nguồn gốc thiên nhiên hoặc được đặc chế. Chất liên kết gốc dầu ngũ cốc này sẽ bị khô khi tiếp xúc với không khí. Thông thường dầu sử dụng trong công nghiệp sơn có nguồn gốc từ cây gai, cây trấu và cây đậu nành. Ngày nay, sơn ít được làm bằng dầu ngũ cốc, thay vào đó là các loại dầu được chế biến từ các chất hữu cơ. Đặc tính của hỗn hợp là cứng và khô nhanh hơn. Các loại sơn lót cũng được pha chế từ sự kết hợp dầu và xăng thơm.

Kết cấu của sơn dầu:

Màng sơn của gốc dầu sẽ trải qua 2 giai đoạn khi khô. Trước hết, khi sơn một số hỗn hợp sẽ bốc hơi để lại chất liên kết và các tinh màu. Sau đó chất liên kết tự khô và phản ứng của các hóa chấ bắt đầu bị oxy hóa với không khí và tạo thành một lớp màng cứng giòn, dễ vỡ đưa đến hậu quả không tốt. Ví du như: ngả vàng kể cả những nơi không tiếp xúc với ánh sáng. Ngoài ra, vì phản ứng oxy hóa này còn tiếp diễn nên màng sơn càng lúc càng cứng giòn và một khi bề mặt bị co giãn, màng sơn sẽ bị nứt. Sơn dầu cho nội thất thường hay bị bong tróc nếu có va chạm.

2. Sơn gốc nước: dùng nước làm dung môi pha sơn

Trước năm 1950 tại Hoa Kì hầu hết các loại sơn đều là gốc dầu. Đến năm 1975 chỉ 25 năm sau, trước khi những quy định về sơn ra đời, 75% các loại sơn đều được đổi sang gốc nước. Ngày nay tỉ lệ này đã lên đến 85-90%. Sơn gốc nước làm giảm nguy cơ hỏa hoạn và an toàn cho sức khỏe, mùi nhẹ hơn và cũng ít ảnh hưởng môi trường hơn so với sơn gốc dầu.

Sơn gốc nước rất thông dụng cho các nhà thi công chuyên nghiệp lẫn người mua sơn về tự sơn vì đặc tính dễ lau chùi, với lại sơn nước cao cấp ngày nay tạo ra rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng vì được làm bằng công nghệ nhựa polymer tân tiên nhất. Đối với ngoại thất, sơn nước có đặc tính bền tốt hơn nhờ giữ màu lâu hơn và chống phấn hóa cũng tốt hơn sơ với sơn gốc dầu. Do đó, màu sắc sẽ không hề xấu đi trong nhiều năm liền. Sơn gốc nước không giòn như sơn gốc dầu, nên không bị nứt khi thời tiết thay đổi.

Ngoài ra, sơn gốc nước cũng khô nhanh hơn sơn gốc dầu (khoảng 1-6 giờ) nên rút ngắn được thời gian thi công. Gần nữa thế kỷ trãi nghiệm đã chứng minh tính ưu việt của nó. Ngày nay sơn gốc nước với 100% Acrylic còn được lựa chọn để sơn cho các bề mặt ngoại thất ở sau đây:

+ Gỗ, ở những nơi có nhiệt độ thấp

+ Vữa, hồ mới xây thô xong

+ Thanh trang trí Vinyl

Kết cấu của sơn nước:

Màng sơn nước được kết cấu theo một cách khác. Một khi nước bốc hơi, những phân tử của các nguyên vật liệu trong sơn sẽ tụ lại gần nhau. Cuối cùng, một màng sơn được hình thành với độ co giãn và ngăn cản nước tốt. Vì không bị phản ứng của oxy hóa nên màng sơn có độ co giãn cao với tuổi thọ khá cao.

Ngày nay hầu hết các dòng sơn nước đều được sản xuất theo công nghệ đan chéo (CrossLinking), Do đó màng sơn nước ở dạng cấu trúc khe hở giúp hơi nước từ trong thoát ra ngoài dễ dàng, nên người ta nói rằng màng sơn "thở được".

Đây là đặc tính độc đáo mà sơn dầu không sở hữu và vì thế màng sơn dầu thường hay bị ngã vàng, nứt, bong tróc một khi bên trong còn độ ẩm hoặc nhựa gỗ chưa được sấy. Hy vọng với bài viết Sơn nước gốc dầu là gì? sẽ giúp bạn có được kiến thức hay đồng thời đưa ra được những lựa chọn tốt nhất cho công trình của chính mình. Công ty TNHH TM Nam Thiên Phú tự hào là nhà phân phối sơn hàng đầu với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.


Bài viết liên quan